Với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc xây dựng cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ là đặc biệt quan trọng. Đối với trần nhà, hiện nay mọi người luôn ưu tiên sử dụng trần thạch cao bởi yếu tố an toàn và thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong xây dựng thì thi công trần thạch cao, độ dày trần thạch cao bao nhiêu chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như độ bền của toàn bộ trần.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là loại trần nhà được làm từ những tấm thạch cao. Các tấm thạch cao này sẽ được gắn cố định nhờ một hệ thống khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính của căn nhà (sàn, dầm…). Có thể nói, trần thạch cao chính là lớp trần giả nằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà nằm phía dưới lớp trần chính của căn nhà.
Kết cấu tiêu chuẩn của trần thành cao thường bao gồm phần khung xương, tấm thạch cao, các vật tư phụ và sơn bả. Trong quá trình thi công, người thợ sẽ tiến hành lắp đặt và điều chỉnh sao cho phần trần có độ dày phù hợp nhất với toàn bộ kết cấu của căn nhà.
Kích thước và độ dày trần thạch cao
Độ dày trần thạch cao bao nhiêu thì đủ chắc hẳn chính là câu hỏi của rất nhiều người chưa có kinh nghiệm thi công loại trần này. Thực tế, trần thạch cao có độ dày bao nhiêu còn phụ thuộc rất lớn vào các bộ phận khác như khung xương, tấm thạch cao…
Trung bình, tấm trần thạch cao sẽ có độ dày tiêu chuẩn khoảng từ 9mm đến 12mm. Đối với trần thạch cao có khả năng cách âm thì có thể dày hơn là khoảng 16mm, thạch cao có độ bền chống va đập mạnh sẽ dày khoảng 13mm. Còn về kích thước, trung bình mỗi tấm thạch cao sẽ có kích thước khoảng 1200 – 1220mm chiều rộng và 2400 – 2440mm chiều dài. Những thông số này là kích thước và độ dày trần thạch cao tiêu chuẩn đang được nhiều đơn vị thi công trần thạch cao áp dụng.
Một số loại trần thạch cao phổ biến hiện nay
Hiện nay, trần thạch cao được chia ra làm khá nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn lắp đặt loại trần phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Cụ thể, chúng ta có thể nhắc đến một số loại trần thạch cao dưới đây!
Trần thạch cao chịu nước
Thông thường, chúng ta hay gọi trần có khả năng chịu nước là trần thạch cao chịu nước nhưng thực chất nguyên liệu sử dụng để làm trần không phải là thạch cao. Đối với trần chịu nước, thành phẩm được sử dụng để lắp đặt là xi măng trộn với các sợi Cellulose hoặc sợi gỗ. Nhưng người ta thường có thói quen gọi trần này là trần thạch cao chịu nước. Vì vậy, nếu thợ lắp hoặc đơn vị thi công có gọi loại trần này là trần thạch cao chịu nước cũng không phải là điều quá đặc biệt.
Trần thạch cao tiêu âm
Đối với trần thạch cao tiêu âm, độ dày trần thạch cao chính là yếu tố nên được quan tâm hàng đầu. Loại trần này sẽ được trang trí và sử dụng công nghệ tiêu âm độc đáo với mè mặt đục lỗ, phía sau phủ thêm một lớp giấy có khả năng tiêu âm. Trần sẽ được thiết kế và sản xuất theo công nghệ Châu Âu nên đảm bảo được yếu tố thân thiện với môi trường và chất lượng ổn định.
Loại tầng này thường sử dụng cho trần chìm, tại các căn phòng có yêu cầu chất lượng âm thanh cao như khán phòng, hội trường, phòng karaoke…
Trần thạch cao có khả năng chống nóng
Trần thạch cao cách nhiệt là một trong những loại trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thực tế, bất cứ ai cũng mong muốn căn phòng của mình có sự thoáng mát, không bị quá nóng bức và ngột ngạt. Ngoài việc trồng thêm cây xanh, hành lang thoáng gió thì sử dụng trần thạch cao chống nóng cũng là sự lựa chọn đem lại hiệu quả đặc biệt tốt, giúp căn phòng của bạn trở nên mát mẻ hơn.
Với những chia sẻ trên về đặc điểm cũng như độ dày trần thạch cao, chắc hẳn bạn đã có thêm một lượng kiến thức nhất định về loại trần này. Từ đó có thể đưa ra những lựa chọn lắp trần thạch cao phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình.