Ở những nơi có mật độ lớn được xây san sát nhau như thành phố sẽ xuất hiện nhiều vị trí khe hở giữa 2 nhà. Những phần tường nhà liền kề giáp ranh với nhà hàng xóm là một vị trí tương đối nhạy cảm, do những vị trí này nước mưa tích trữ, len lỏi thường bị hạn chế về diện tích nên thường xuyên bị ứ đọng nước mưa, gây thấm dột. Vậy cách chống thấm tường nhà liền kề nào là giải pháp nào tối ưu nhất? Trước khi đi vào các biện pháp chúng ta hãy nhìn qua một số nguyên nhân và hậu quả của việc thấm dột tường nhà liền kề.
Nguyên nhân thấm dột tường
- Do không gian hẹp giữa 2 tường nhà. Khó chống thấm, hoặc thi công chống thấm nhưng không đạt hiệu quả do hạn chế không gian.
- Do ảnh hưởng thời gian, nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành chống thấm.
- Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm có mưa nhiều. Phần khe tiếp giáp giữa 2 nhà mặc dù nhỏ, nhưng dòng chảy của nước mưa vẫn có thể len lỏi vào nếu phía trên không được che chắn.
- Không gian luôn ẩm ướt do khe hở nhỏ làm ánh nắng thì khó có thể chiếu vào, nước sẽ có thời gian ứ đọng tương đối lâu, không thoát ra được hoặc thoát rất chậm.
- Lỗi do thi công nhà phần nền và tường không chắc chắn, gây bị sụt lún khiến tường nứt nẻ và thấm dột.
- Ngoài ra, nguyên nhân tiềm ẩn gây thấm dột tường rất lớn nếu khe tiếp giáp giữa tường có những đường ống dẫn, thoát nước.
Hậu quả
Khi không xử lý chống thấm khe tường ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt với những hậu quả sau:
- Nước thấm vào tường gây mục tường làm cho ngôi nhà nhanh chóng xuống cấp. Nặng hơn có thể làm hỏng kết cấu tường nhà, nhà dễ bị nứt và rỉ sắt.
- Tường nhà loang lổ làm mất giá trị thẩm mỹ của một ngôi nhà do ẩm mốc, rong rêu.
- Không khí trong nhà ẩm ướt khiến các vật dụng treo hoặc kê sát tường bị ảnh hưởng, đồ điện tử và đồ gỗ rất dễ hư hỏng.
- Ẩm mốc sẽ sinh ra các vi khuẩn, cũng như thu hút côn trùng, kiến gián, gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe người sống trong nhà.
- Càng để lâu tình trạng thấm dột càng nặng hơn, tốn kém chi phí tu sửa nhiều hơn.
Những cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả
Cách 1: Xử lý khe hở giữa hai bức tường bằng lòng máng xả nước
Đây là phương pháp là thiết kế một lòng máng- vật liệu thường sử dụng là tôn nhằm ngăn nước chảy xuống thấm vào tường.
Đặt miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường ở tại vị trí tiếp giáp giữa hai khe. Nước mưa sẽ bị máng tôn này ngăn chặn, nước sẽ không ngấm vào giữa 2 khe tường. Có thể sơn thêm các loại sơn bảo vệ để máng tôn bền với thời gian hơn.
Cách 2: Tiến hành chống thấm tường nhà liền kề khi bắt đầu xây dựng
Đây là một lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất cho công trình.Trong quá trình thi công, sử dụng gạch đặc cùng với vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm ở vị trí phần tiếp giáp của tường. Để đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào thì bề dày tường tiếp giáp tối thiểu là 220mm.
Để thi công chống thấm vách tường cho lớp tường ngoài hiệu quả, sau khi trát lớp tường ngoài xong ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu như sơn chống thấm pha xi măng kết hợp với dung dịch chống thấm
Cách 3: Phương pháp chống thấm ngược
Ngoài hai phương pháp trên, chống thấm ngược cũng là một phương pháp được cân nhắc nhiều nhất.
Chống thấm ngược đối với những ngôi nhà mới xây: Sau khi xây gạch xong không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược.
Chống thấm ngược cho nhà cũ: Đục bỏ phần tường bị thấm phía trong rồi tiến hành xử lý chống thấm ngược sau đó trát lại tường để đạt được hiệu quả cao nhất.
Các bước chống thấm ngược được tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng các chất phụ gia chống thấm
Bước 2: Sử dụng các chất dung dịch chống thấm dạng tinh thể tiến hành phun hai lớp, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng để chống thấm.
Bước 3: Tiến hành té nước kiểm tra sự chống thấm ngược sau 2 – 3 ngày để chất chống thấm khô hoàn toàn bên trong tường, quét lại những vị trí thấm nước, nếu có hiện tượng “nước đổ khoai” thì là đạt tiêu chuẩn.
Bước 4: Trát vữa hoàn thiện lên tường và tiếp tục thi công.
Chống thấm tường nhà liền kề là một công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật thi công và tay nghề vững vàng. Khi sử dụng sai phương pháp chống thấm hoặc thi công không đạt chất lượng thì khả năng thấm tường lại và chi phí khắc phục cũng rất cao.
Trên đây là những cách chống thấm tường nhà liền kề phổ biến được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích với bạn, tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ càng, tham khảo ý kiến những người có chuyên môn để chọn những phương pháp phù hợp với tình trạng ngôi nhà của mình.