Đối với tất cả các doanh nghiệp hay là cá nhân trong việc kinh doanh, đầu tư thì cần nên áp dụng phương pháp đòn bẩy vào quá trình sử dụng. Nhằm giúp nhanh chóng gia tăng được lợi nhuận. Hãy cùng tìm tìm hiểu các thông tin về đòn bẩy trong tài chính cũng như là những công thức đòn bẩy tài chính qua bài viết sau đây nhé.
Đòn bẩy tài chính trong kinh tế được hiểu là gì?
Đòn bẩy tài chính trong tiếng anh có tên gọi là Financial Leverage, được viết tắt là FL. Đòn bẩy tài chính là một cách mà các nhà kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay trong tổng các nguồn vốn của doanh nghiệp với hy vọng là giúp gia tăng được tỷ suất lợi nhuận trên dòng vốn chủ sở hữu (ký hiệu là ROE) hoặc là thu nhập trên mỗi một cổ phần thường (ký hiệu là EPS).
Mức độ đòn bẩy được sử dụng trong tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở các chỉ số nợ. Doanh nghiệp mà có chỉ số nợ cao thì thể hiện được rằng doanh nghiệp đó có sử dụng đòn bẩy tài chính ở một mức độ cao. Và ngược lại nếu như chỉ số nợ mà doanh nghiệp phải trả thấp thì họ đang sử dụng đòn bẩy tài chính thấp ở mức thấp.
Công thức để tính được đòn bẩy tài chính
Đối với những doanh nghiệp có chỉ số nợ bằng không tức là họ không có sử dụng đòn bẩy tài chính. Như vậy, phần chủ yếu sẽ được đặt trọng tâm ở chỉ số nợ.
Công thức đòn bẩy tài chính được sử dụng tại một mức lợi nhuận ở trước thuế và lãi vay sẽ được biểu thị như sau:
Nếu như ta gọi I là lãi vay cần phải trả thì ta lại sẽ có công thức đòn bẩy tài chính như sau:
Trong đó thì:
- Ở mỗi một mức lợi nhuận trước khi có lãi vay và thuế khác nhau thì mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp cũng có nhiều sự khác nhau.
- Mức độ bị đòn bẩy tài chính làm ảnh hưởng cũng là một trong những thước đo độ rủi ro đối với tài chính doanh nghiệp.
Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp không?
Các doanh nghiệp và cá nhân thường sẽ sử dụng nợ vay để bù đắp cho việc vốn không đủ để trong bất cứ lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào đó. Nhằm gia tăng được tỷ suất về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc làm tăng thêm được một loại cổ phần.
Rất nhiều nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy trong tài chính để kinh doanh và hoàn toàn thành công để thu về một khoản lợi nhuận rất lớn.
Đòn bẩy trong tài chính luôn được xem như một công cụ để thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của các chủ sở hữu và vừa là một công cụ làm giảm sự tăng trưởng của thuế. Thành công hay thất bại thì đều nhờ vào sự khôn ngoan của chính chủ đầu tư trong việc lựa chọn các phương án đầu tư sao cho phù hợp.Bên cạnh đó là có khả năng sinh lãi cao và thu hồi được vốn nhanh chóng.
Các doanh nghiệp còn có thể sử dụng công thức đòn bẩy tài chính trong các hoạt động về thuế. Bởi các khoản tiền lãi vay mà chúng ta phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và sẽ tính trừ vào phần thu nhập chịu thuế của chính doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính giúp cho số tiền thuế của doanh nghiệp cần phải nộp sẽ ít đi và làm tăng được lợi nhuận.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp đòn bẩy tài chính
Việc sử dụng công thức đòn bẩy tài chính mang đến rất nhiều lợi nhuận nhưng khi sử dụng đòn bẩy tài chính cũng có thể mang lại những rủi ro nhất định. Chính vì thế mà các doanh nghiệp nên lưu ý một số điều như sau:
Chủ doanh nghiệp hoặc các cá nhân nếu thiếu đi định hướng sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bị khủng hoảng. Việc mua bán khó khăn rất dẫn đến tình trạng bị ngưng đọng vốn, thậm chí nếu bạn không kịp có cách để xoay sở thì có thể dẫn tới trắng tay.
Nên cân nhắc một cách thật kỹ trước khi sử dụng phương pháp vốn vay với lãi suất cao này. Nếu chẳng may bạn các gặp rủi ro nào đó thì việc lãi suất cao sẽ khiến cho nhà đầu tư gặp phải khó khăn. Đồng thời hãy lựa chọn các ngân hàng có những chương trình vay vốn ưu đãi như: Sacombank, Vietcombank, BIDV, ….
Lời kết
Việc vận dụng công thức đòn bẩy tài chính là một liều thuốc kích thích rất tốt dành cho các nhà đầu tư và nhanh chóng sinh ra nhiều khoản lợi nhuận hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào thì phương pháp cũng gặp được thuận lợi suôn sẻ và nếu sự tính toán của bạn không cẩn thận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cả doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết này thì bạn có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình trong kinh doanh nhé.