Doanh nghiệp vẫn thường hay sử dụng đòn cân nợ để tính toán trong kinh doanh, vậy đòn cân nợ là gì, chúng được hiểu như thế nào có hiệu quả ra làm sao là những câu hỏi thường gặp nhất trong kinh doanh. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu hơn về khái niệm này nhé.
Đòn cân nợ được hiểu như thế nào?
Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ đòn cân nợ hay vẫn thường được gọi là đòn bẩy được sử dụng với tần suất khá thường xuyên. Các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng đòn cân nợ để tạo ra các tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hoạt động lớn hơn.
Vậy đối với câu hỏi đòn cân nợ là gì thì ta có thể trả lời rằng đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) sẽ thể hiện được mức độ sử dụng vốn vay ở trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đó nhằm với hy vọng làm gia tăng được tỷ suất lợi nhuận trên dòng vốn chủ sở hữu (được viết tắt là ROE) hay là thu nhập trên một đơn vị cổ phần thường (kí hiệu là EPS).
Mức độ sử dụng đòn cân nợ của doanh nghiệp sẽ được thể hiện ở chỉ tiêu của hệ số nợ như sau:
Điều này đã đồng nghĩa được với việc là tỷ suất lợi nhuận ROE sẽ càng giảm khi mà nợ vay càng ngày càng lớn. Và nếu như doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì các cổ đông là người sẽ phải gánh chịu sự thua lỗ nặng nề này hơn so với trường hợp là doanh nghiệp không sử dụng hình thức nợ vay.
Mức độ gây ảnh hưởng của việc sử dụng đòn cân nợ
Đòn cân nợ là gì? đó là sự đánh giá của các chính sách vay nợ được sử dụng trong công tác điều hành các doanh nghiệp. Vì lãi vay phải trả sẽ không đổi khi mà sản lượng bị thay đổi, do đó mà đòn bẩy tài chính sẽ có hệ số rất lớn trong các doanh nghiệp có chỉ số nợ cao, và ngược lại thì đòn bẩy tài chính sẽ có hệ số rất nhỏ trong các doanh nghiệp có chỉ số nợ thấp.
Khi đòn bẩy tài chính được nâng cao, thì doanh nghiệp chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về khoản lợi nhuận trước lãi vay cũng như là thuế, có thể sẽ làm thay đổi với một tỷ lệ được xem là cao hơn về tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (là nguồn vốn của cổ phần thường). Điều này có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vốn của chủ sở hữu (hay là vốn cổ phần thường) rất là nhạy cảm khi mà khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế bị biến đổi.
Như vậy, mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đã phản ánh rằng nếu như khoản lợi nhuận có trước lãi vay và thuế bị thay đổi dù chỉ là 1% thì tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (hay còn được biết đến là thu nhập của một cổ phần thường) cũng sẽ thay đổi bấy nhiêu %.
Nếu ta gọi I là khoản lãi vay cần phải trả thì:
Từ việc xem xét đòn cân nợ ta có thể rút ra rằng:
- Ở mỗi một mức lợi nhuận nào trước lãi vay và thuế khác nhau thì mức ảnh hưởng của đòn cân nợ cũng sẽ khác nhau.
- Mức độ bị ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng chính là một trong những thước đo mức độ rủi ro tài chính của một doanh nghiệp.
Điểm cân bằng ROE (hay được ký hiệu bằng EPS)
Trong trường hợp nếu có nhiều phương án để doanh nghiệp có thể huy động được các nguồn vốn khác nhau cùng với các chỉ số nợ khác nhau, người ta sẽ thường xác định được điểm cân bằng ROE (hay là EPS), có nghĩa là chúng ta cần đi xác định được EBIT dùng để cân bằng cho ROE giữa hai phương án huy động vốn này.
Kết quả tính ra rất có ý nghĩa trong việc so sánh với mức EBIT được kỳ vọng để quyết định đưa ra lựa chọn phương án huy động vốn tốt nhất và có sử dụng đòn cân nợ phù hợp.
Lời kết
Bài viết trên là một trong những bài có thể tổng hợp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về đòn cân nợ. Mong rằng qua bài viết này thì bạn đã có thể tự tin biết về đòn cân nợ là gì và dễ dàng đưa ra những quyết định cho doanh nghiệp nếu như phải kêu gọi vốn.